Latest posts

Sơn Pu là gì và tầm quan trọng của nó với ngành nội thất ?

  1. Sơn PU là gì 

Sơn PU là tên viết tắt của từ Polyurethane, một loại polymer được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực. Sơn PU có 2 dạng tồn tại chính đó là: dạng cứng và dạng foam.

U3731DI-knf9MBxCe5g64NhRowqz4_bhGzfwvXZHBIns7yquZ1V9SKfgUlQ2durPh20ZlhbVhmaN3LqSoee08B__ZTQby_MoDsDyLTdSNMl3mCvkebp0SCBAK9Zgos4BpDCUqVIWz1FCyg2rJiddaeM

Dạng cứng được dùng để làm véc ni đánh bóng, tạo màu và bảo vệ đồ gỗ như bàn ghế, cửa gỗ, giường, tủ,.. Còn dạng foam được dùng để làm nệm mút trong các loại ghế ngồi (chẳng hạn như ghế ngồi trong xe hơi ) . Ngoài ra dạng foam còn được dùng để bảo vệ và vận chuyển các thiết bị, dụng cụ dễ vỡ.

Theo ngôn ngữ của các thợ sơn thì sơn PU là loại sơn được dùng để bảo vệ, đánh bóng, tạo màu cho gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp một cách đẹp đẽ và mịn nhất.

Sơn PU gồm 3 thành phần chính sau: 

  • Sơn lót: được dùng để làm phẳng bề mặt, che khuất các khuyết điểm trên bề mặt gỗ để khi sơn sẽ được đẹp hơn.
  • Sơn màu: Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, nhưng đa phần sơn PU cho gỗ hầu như đều có thành phần sơn màu trong đó dù là ít hay nhiều.
  • Sơn bóng: Loại này có tác dụng nhằm tạo độ bóng cho bề mặt gỗ.
  1. Ưu nhược điểm của sơn PU

Ưu điểm:

  • Độ bám dính mạnh mẽ: sơn PU có khả năng bám dính tuyệt vời trên nhiều loại bề mặt (kim loại, gỗ, cao su, bê tông, một số loại nhựa,...). 
  • Khả năng chống chịu thời tiết và chống tia cực tím: Sơn polyurethane có thể chịu được môi trường thời tiết khắc nghiệt, ngoài ra còn ổn định khi tiếp xúc với tia cực tím và có độ bền nhiệt trong một phạm vi nhiệt độ rộng.
  • Khả năng chống nước và hóa chất: sơn PU là loại sơn có khả năng chống thấm nước cực tốt và có khả năng kháng hóa chất tuyệt vời, axit, kiềm, muối và các sản phẩm dầu mỏ nên có thể dùng để làm sơn bảo vệ cho đường nước đào, tàu thủy và các nhà máy hóa chất, và dùng làm sơn cho các bức tường bên trong của các bồn chứa xăng dầu.
  • Độ bền cực cao: Khi đóng rắn, sơn PU tạo thành một bề mặt cứng, bền, bảo vệ khỏi sự mài mòn cơ học, vết bẩn và trầy xước.
  • Lớp hoàn thiện hấp dẫn: sơn PU cung cấp một lớp sơn hoàn hảo chống phai màu.
  • Nhanh khô và dễ thi công: Sơn PU đông cứng nhanh chóng và dễ thi công.

Nhược điểm:

  • Sơn PU có hại cho sức khỏe con người và khả năng dung môi kém.
  1. Các loại sơn PU  

3.1) Sơn PU-1K 

  Sơn PU-1K là hệ sơn một thành phần, loại sơn này được sản xuất từ alkyd cao cấp và nhựa PU một thành phần có tác dụng nâng cao tính năng sản phẩm phù hợp dùng cho gỗ nội và ngoại thất, gốm, kim loại, mây tre lá, nứa,…. Sơn PU-1K có tất cả các hệ màu để bạn có thể tha hồ lựa chọn.

Ưu điểm:

  • Bám dính tốt
  • Bền uốn tốt
  • Độ cứng cao
  • Hàm lượng rắn cao
  • Không phai màu
  • Chịu thời tiết, chống ố vàng 
  • Màu sắc tươi đẹp, đọc bóng cao
  • Dễ sử dụng.

Nhược điểm:

  • Không có khả năng chống trầy xước
  • Không kháng được dung môi

           3.2) Sơn PU-2K

Là loại sơn được sử dụng rộng rãi trong các loại gỗ, mây tre đan, nứa. Sơn PU-2K có tất cả các hệ màu và được sử dụng để làm sơn lót và phủ lên các bề mặt các loại kim loại, gỗ, mây tre đan,...

Ưu điểm:

  • Sử dụng cho nhiều bề mặt như tre, gỗ, nứa, lớp sơn lót cho kim loại.
  • Đa dạng về chủng loại
  • Dễ lựa chọn và cách sử dụng đơn giản.
  • Độ bền tốt, khả năng chịu lực cao, độ bám dính tốt.

Nhược điểm:

  • Thời gian khô lâu
  • Không có khả năng kháng nước và dung môi khác
  1. Quy trình sơn PU

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt vật dụng

Việc vệ sinh bề mặt cẩn thận sẽ giúp cho lớp sơn được bền màu, mịn hơn. Thợ thi công của chúng tôi sẽ dùng giấy nhám P240 hoặc máy chà nhám. Tùy vào màu sơn mà bạn quyết định có nên bả bột hay không.

Bước 2: Sơn lót lần 1

Chúng tôi sẽ sử dụng súng phun sơn cho lớp lót đầu tiên theo công thức pha sơn ở trên. Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu Việt Nam thường xuyên nắng nóng sẽ làm cho lớp sơn bị xuất hiện bọt khí. Vì vậy, nếu đã dùng lớp bột bả trước đó thì chúng tôi sẽ chỉ sơn 1 lớp sơn lót cho cả công đoạn.

Bước 3: Chà nhám và sơn lót lần 2

Nếu không có lớp bột bả thì chúng tôi sẽ tiến hành chà nhám lớp lót 1 và tiến hành sơn lót lần 2. Lớp này sẽ giúp tăng tuổi thọ của sản phẩm và cần chờ khô trong khoảng 25 – 30 phút.

Bước 4: Phun màu

Chúng tôi sẽ tiến hành phun sơn màu khoảng 90% và đợi một lúc rồi tiến hành sơn lớp thứ 2 sau. Việc phun màu sẽ được tiến hành trong phòng kín, lượng gió ổn định.

Bước 5: Phun bóng

Sau khi lớp sơn màu khô, đội thi công tiến hành sơn bóng cho bề mặt đồ vật.

Bước 6: Đợi khô hoàn toàn

Sau khi sơn xong, bạn cần bảo quản vật dụng ở những nơi khô ráo, không có bụi bặm.


    

Posted in: Tin tức

Leave a comment